Nhận Định về Giải Pháp Dân Sự trong thời gian Quân đội Nắm Quyền trong ChiếnTranh VN

Nhận Định về Giải Pháp Dân Sự và Sự Bổ Nhiệm Phó Tỉnh Phó Thị trưởng trong thời gian Quân đội Nắm Quyền trong ChiếnTranh VN

Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 các chức vụ Quận trưởng đều do các sĩ quan từ cấp Đại úy đến Trung tá đảm nhiệm. Quý quận trưởng nào đã tốt nghiệp khóa Quân Chánh thì đều biết đãi ngộ Phó quận rất lịch sự, nếu Phó không có xe thì anh quận ngồi sau tay lái nhường ghế trưởng xa cho anh Phó. Có như vậy thì anh Phó mới hết lòng hết sức phò tá giúp anh quận về mọi mặt. Tuy nhiên, về các mặt khác thì không phải như vậy. Có những quận gặp anh quận tuyệt vời thì công xa anh Phó để dành cho bà quận đi lại lo công vụ. Trường hợp điển hình có một anh Phó tháng 10/1974 được cử xử lý thường vụ Quận trưởng  6 tháng thuộc một tỉnh quá giàu vẫn không có được một chiếc công xa chạy lo việc, khi cần có xe để chở ông Trung tá trung đoàn trưởng anh Phó xử lý thường vụ phải muối mặt mượn xe Jeep của Chi An Ninh quân đội quận. 

Chức vụ Phó Tỉnh, Phó Thị đều do các Trung, Đại tá Tỉnh Thị Trưởng lựa chọn theo yêu cầu để dễ bề làm việc. Thông thường được chọn theo các tiêu chuẩn sau đây.

a- Anh Phó có anh em bà con làm lớn, có thế lực lớn để có thể bao che, dù mỗi khi gặp cảnh nắng gắt bão tố không sợ bị lạnh cẳng.

b- Cùng là một đôi có nhiều gắn bó trong kinh nghiệm quan trường. Từ năm 1965 quân đội cầm quyền đã có nhiều sĩ quan là chuyên viên tỉnh, thị trưởng bắt đầu là cấp thiếu tá, đến năm 1975 là đại tá đã làm từ tỉnh nhỏ sang tỉnh thị lớn .

c- Anh Phó là chuyên gia Phó tỉnh, Phó thị.

d- Áp lực của thế lực đảng phái chính trị.

e- Áp lực của tôn giáo: Áp lực của đảng phái hoặc tôn giáo là hai thế lực mạnh nhất ủng hộ bao che cho các quan tỉnh thị trưởng.

Trong thực tế có các trường hợp điển hình sau đây :

Thời gian năm 1967 tập sự ở tòa hành chánh tỉnh Quãng Trị: Chức vụ Phó tỉnh trưởng do một thư ký hành chánh đảm nhiệm, anh Hồ Đắc Chương, đốc sự khóa I vào năm 1967 thì anh đã thâm niên trên 10 năm, trật đốc sự hạng nhất làm Chánh văn Phòng. Trong quân đội quý bạn đã có bao giờ trông thấy cảnh ngoạn mục như thế này chưa? Chú thượng sĩ cánh gà chỉ huy một đại tá chưa? Các anh khóa 8, 9, Đốc sự như anh Nguyễn Vĩnh An, Trần Đình Thương, Trần Ngọc Huỳnh đều làm Trưởng ty và Phó quận. Chức vụ Phó quận Mai Lĩnh quận Châu Thành thì do một thư ký đảm nhiệm. Đảng Đại Việt ở Quảng Trị và Huế là nơi có nhiều đảng viên nhất. Cuối năm 1967 anh Trần Đình Thương ĐS8 đổi về làm Phó Thị trưởng Huế thay thế một thư ký hành chánh, anh đã bị VC sát hại gần cạnh nhà trong tết Mậu Thân 1968. Kính thưa quý vị Đảng trưởng Đại Việt Cụ Hà Thúc Ký, thân mẫu của cụ là chị ruột với cụ nội người viết. Cả đời nghe vậy chứ chưa bao giờ người viết được may mắn gặp cụ. Có thể người viết đã được thầy Trần Ngọc Phát dạy trong môn Tổ chức hành chánh Việt Nam : ‘Về chính trị để người điên tranh trí Hành chánh hay là tuyệt mỹ lắm rồi

Dạ kính thưa thầy về sau này do hoàn cảnh miền Nam nhiều biến động Giáo sư Viện trưởng Nguyễn văn Bông trong môn Vấn đề các chính đảng Việt Nam đã dạy: “Các đảng phái được lập ra với mục đích là bằng moị cách nắm được chính quyền để thực thi đường lối và chính sách của đảng

Giải Pháp Dân Sự Hóa chính Quyền miền Nam

Sau này Miền Nam đã có quá nhiều đảng, trong nội bộ đảng lại còn chia ra nhiều bè phái. Ngay trong quân đội cũng bị nhiều áp lực của đảng phái cho nên vào năm 1965 Giáo sư Nguyễn Hữu Chì, tốt nghiệp Ph.D chính trị học ở đại học Mỹ đã được Thủ Tướng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đồng ý thử nghiệm giải pháp Dân Sự Hóa chính quyền cấp tỉnh. Thủ Tướng chỉ định tỉnh Quảng Nam. Giáo sư đã chọn trên 10 đốc sự vừa tốt nghiệp khóa 10 cùng nhau thực hành giải pháp. Gặp ngay tỉnh là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của các đảng phái cho nên chỉ sau vài tháng thì thầy trò lại phải khăn góí trở về bộ Nội vụ nhận nhiệm sở mới. Đây là thủ thuật chính trị của chính quyền quân sự,̣ đưa người tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ dùng cựu sinh viên Học viện QGHC do cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lập ra để áp dụng dân sự hóa chính quyền đia phương cấp tỉnh, nay đã thất bại hoàn toàn thì đây là bằng chứng hùng hồn cho giới trí thức khoa bảng và nhân dân mìền Nam thấy rõ là đừng trông mong gì vào giới khoa bảng có thể lãnh đạo miền Nam chống Cộng hữu hiệu bằng giới võ biền quân sự.

Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến và Dư luận về Giải Pháp Giáo Sư Nguyễn Văn Bông làm Thủ Tướng Dân Sự Hóa Chánh Quyền từ Trung Ương đến Địa Phương

Với hoài bảo chính trị giáo sư Nguyễn Văn Bông về sau này đã lập ra Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến để chuẩn bị tham chánh, nghe đâu có dư luận là Mỹ sẽ mời Giáo sư làm Thủ Tướng để dân sự hóa chánh quyền miền Nam. Giáo sư đã chuẩn bị một đội ngũ gồm nhiều cựu sinh viên tốt nghiệp HV/QGHC, nâng đỡ nhiều sinh viên vào các khóa Cao Học để chuẩn bị cho ngày tham chánh. Theo lời tường thật của tổ trưởng Tổ Trinh Sát Đặc Công thì trước khi bị ám sát, sở Bảo Vệ yếu nhân đã tăng cường thêm 4 bảo vệ cộng thêm 2 người đã bảo vệ giáo sư từ trước thành một đội 6 người cỡi xe gắn máy chạy kèm hai bên chiếc Ford Falcon đen chở gíáo sư. Dư luận chỉ là một giải pháp đã được dàn dựng như một phim tài liệu như thật là phải xảy ra như vậy. Giáo sư đã bị ám sát chết ngày 10/11 /1971 bởi Tổ đặc công trinh sát VC mà người thi hành là sĩ quan quân đội tên Châu (Không rõ là quân đội nào ? VNCH hay Giải Phóng ?). Tổng Thống Thiệu tuyên bố do Thủ Tướng Khiêm làm.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị ám sát

Đây là hiệu quả tất yếu mà giáo sư đã thường dạy cho các môn đệ của thầy. Vế thứ hai sau khi nắm được chánh quyền là “Thực thi đường lối và chánh sách của đảng “. Một khi đã nắm được chánh quyền rồi, thì bằng mọi cách bằng moị giá để giữ vững chánh quyền không cho bất cứ ai, dù là Ông Trời đòi lại cũng không dại gì mà trả? ” Để thực thi đường lối và chính sách của Mỹ”. Thực chất Giáo sư dù biết rất rõ: Không có đảng nào mạnh bằng đảng quân đội. Khi người Mỹ hất chân thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương để đổ tiền của và hy sinh trên 58,000 binh sĩ vào chiến tranh VN. Khi lật ông Diệm, Mỹ đã không dùng Tướng Trần Văn Đôn vì ông này có quốc tịch Pháp. Mỹ lại dùng Tướng Nguyễn Khánh đảo chánh cho các tướng thân Pháp về vườn. Sau khi đã dùng Tướng Khánh quậy nát chánh quyền miền Nam thì tìm cách cho Tướng Khánh  ra khỏi miền Nam. Theo tài liệu của Wikipedia, ngày ra phi trường TSNhất  ông ta đã nắm theo một mớ đất và đã thu âm lệnh của  Đại tướng M .Taylor ” Phải tống xuất Khánh khỏi VN.” Sang Mỵ̃ tướng Khánh những năm sau cùng đã có tên làm Quốc trưởng cho chánh phủ lâm thời của Thủ Tướng Nguyễn Hữu Chánh.

1-  Thầy ơi môn đệ của thầy kính trọng thầy là một vị thầy khả kính hết lòng vì tổ quốc, nhưng thưa thầy theo con thì thầy đã quên đi là thầy có bằng cấp tốt nghiệp ở Pháp, làm sao mà người Mỹ đề cử một người nổi tiếng do xuất thân từ Pháp làmThủ Tướng ?

2-   Chờ đến thời bình may ra mới được tổ chức bầu cử các chức vụ lãnh đạo từ hành pháp, tư pháp, lập pháp để hợp với nguyên lý dân chủ?  Thủ tướng là dân sự  thì các chức vụ tỉnh, quận trưởng đều được các cựu sinh viên tốt nghiệp từ Học viện QGHC đảm nhiệm? Có lãnh đaọ nào đang nhờ hội đồng tướng lãnh chống lưng lại từ bỏ quyền lãnh đaọ cai trị độc quyền mà giao quyền hành pháp cho chính phủ dân sự ?  Câu trả lời là không bao giờ?

a- Chắc chắn là chính phủ Mỹ không chấp nhận ? Tổng thống Ngô Đình Diệm là chính quyền dân sự đã không chấp nhận cho chính phủ Mỹ đem quân Mỹ vào Miền Nam. Nay lại giao cho chính phủ dân sự thì chắc chắn thế nào cũng có cảnh yêu cầu người Mỹ rút về nước. 

b- Chính phủ quân sự cầm quyền các tỉnh quận trưởng đều là sĩ quan. Đang là tiểu đoàn trưởng thì được về làm Chi khu trưởng kiêm quận trưởng. Đang làm trung đoàn trưởng thì về làm tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng. Đang làm tư lệnh sư đoàn thì được về làm tư lệnh quân đoàn kiêm đại biểu chính phủ vùng . Có lãnh đạo nào ngu dại gì mà từ bỏ quyền lực, danh vọng, tiền tài, tướ́c lộc , giàu có tham nhũng từ tiền bạc của người Mỹ, mà có vợ lớn vợ bé, nhân tình . Cho con cháu sang Mỹ, sang Pháp ,v,v. trước để dọn  chổ một khi miền Nam mất. Theo tôi các tổng thống, thủ tướng họ đã biết trước sau gì miền Nam cũng mất. Người viết có người chị con bà cô ruột, chị được học bỗng sang Mỹ và có bằng Ph.D về Bang giao quốc tế. Về Việt Nam chị làm chuyên viên ở bộ Ngoại giao. Tháng 5/1972 người viết về thụ huấn khóa Cán bộ hóa công chức . Chị cho biết là Mỹ sẽ bỏ Miền Nam, bảo người viết tìm moị cách rời Miền Nam.

Điều kiện để bổ nhiệm các Phó Tỉnh, Phó Thị Trưởng

Từ năm 1971 cho đến 1975, khoá 11 Đốc sự được mùa làm Phó Tỉnh, Phó Thị từ QuảngTrị đến mũi Cà Mâu đã có 16 anh được cử làm chức vụ này. Chắc chắn sẽ có cảnh khóa đàn anh lại làm thuộc cấp cho khóa đàn em? Sự kiện rõ ràng như thế này thì đã chứng minh cho mọi người hiểu đường lối của Trung Tướng Tổng Thống, Đại Tướng Thủ Tướng đối với nền hành chánh như thế nào? Cũng may là các phẩm trật hành chánh không bắt buộc phải đeo quân hàm như quân đội, nếu không thì người dân sẽ trông thấy cảnh Thiếu Tá chỉ huy Trung tá hoặc Đại tá.

Phẩm Trật ngạch Đốc Sự Hành Chánh

Trong thời loạn quan loạn quyền, tôn ty trật tự xã hội bị đảo lộn, đã có một  cựu sinh viên Đốc sự khóa sau đã tuyên bố “Đã ra trường thì khóa trước khóa sau cũng như nhau chưa chắc khóa trước đã hơn khóa sau”. Xin được góp ý với đồng môn như sau: Tuy không mang thẻ ngà phẩm trật như thời phong kiến, nhưng nếu đã chấp nhận vào ngạch trật thì ngạch đốc sự bắt đầu từ

-Phó đốc sự tập sự (từ các khóa 1 cho đến khóa 11)
-Kể từ khóa 12 là Phó đốc sự hạng 3, Phó ĐS hạng 2 , PĐS hạng 1. Tốt nghiệp Cao học HC được trật Phó ĐS hạng 1, tương đương bên quân đội là Đại úy.
-Sau Phó ĐS hạng 1 là Đốc sự hạng 3 (tương đương Thiếu tá),
-Đốc sự hạng 2 (tương đương với Trung tá),
-Đốc sự hạng 1 (tương đương với Đại tá).
-Đốc sự Thượng hạng hạng 3 (Thiếu tướng),
-Đốc sự Thượng hạng hạng 2 (Trung tướng).
-Đốc sự TH hạng 1 (Đại tướng),
-Đốc sự TH Ngoại hạng (Thống chế, chỉ số lương 1200).

Thật may mắn là tất cả các cựu sinh viên đều biết tôn trọng các khóa đàn anh dù bất cứ ở hoàn cảnh nào nếu may mắn được làm quan đầu tỉnh, đầu thị cũng đều biết tôn trọng người đã ra trường trước mình, đã có chức tước danh vọng trong lúc đó mình đang còn mài đũng quần ở trừơng học.

1- Trường hợp 1: Vào tháng 5/ 1971 ở tỉnh Kon Tum anh Phạm Gia Định K8  đựơc lệnh đổi sang Đà Lạt.  Vị tân tỉnh trưởng KonTum Đại tá Nguyễn Bá Thìn tự Long trước đây là tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm thị trưởng Đà Lạt đã có ứng viên là khóa 11 đốc sự làm Phó tỉnh Kon Tum thay anh Định. Trong một ngày chủ nhật khi cùng ngồi xoa Mạt chược Đại Tá hỏi người viết ” Mày có biết ông này ? ” Dạ, khóa đàn anh”. Phó ̣Định đi rồi thì ông này sang. Các khóa đàn anh ở Bộ, ở các tỉnh quận an ninh giàu có đâu có ai chịu lên nơi Tây nguyên này. Chờ mãi gần nửa tháng không thấy đàn anh sang. Bộ Nội vụ đã gửi Công điện nội dung ” Chi hội cựu sinh viên QGHC Kon Tum bầu tuyển chọn một tân Phó Tỉnh phải là Phó đốc sự hạng nhất ” Đây là một trường hợp hành chánh độc nhất hy hữu. Chức vụ Phó Tỉnh dù không phải là chức vụ cao nếu so với các chức vụ giám đốc ở bộ, nhưng ở địa phương lại là niềm mơ ước của dân QGHC . Đàn anh Lê Văn Minh K10 đang thụ huấn sĩ quan giai đoạn II ở Thủ  Đức. Trong lúc này Đào Ngọc Khoa khoá 11, người Bắc, sinh 1940, Lê Văn Tiếc khóa 12 người Nam sinh 1943 ,Tôn Thất Hùng K12, người Huế sinh 1946 đều đang ở trật PĐS hạng 1 đủ điều kiện. Anh Khoa vẻ người không đẹp̣, môi thâm mặt đen chân cà thọt vì bị tai nạn xe, lúc còn ở học viện đã có biệt danh là Khoa Việt Cộng đã có vợ con, đang làm Phó quận Châu thành, vội chạy tìm người viết nhờ ủng hộ. Anh Tiếc đẹp trai đang làm Trưởng ty hành chánh, có ông cậu đang làm Nghị viên Hội Đồng Tỉnh hết lòng ủng hộ. Bầu cử dựa vào tiêu chuẩn nào? Người viết đề xướng: theo truyền thống VN  “Đàn anh ưu tiên một” để làm tiêu chuẩn tiền lệ cho lần thứ hai nếu có cuộc bầu như thế này. Các đồng môn Lâm Thành Hổ ĐS15, Trần Anh Kiệt TS III , Đèo Văn Thả TS 4  đều đồng ý. Anh Tiếc dù không vui cũng phải chấp nhận. Sau 15 ngày được sự hướng dẫn của anh Định, Khoa đã làm Phó Tỉnh. Hôm sau sau khi cùng nhau tiễn anh Định đến Chu Pao ranh tỉnh với Plei Ku, Phó Khoa trở mặt làm mặt lạnh cái điều ta đây là ông Phó tỉnh quyền uy, chấm dứt mối giao tình mày tao chi tớ.

Đại tá Tỉnh trưởng cần một tay xoa Mạt chược với Tướng Lê Ngọc Triễn và Đại tá Lê Đức Đạt tân Tư Lệnh SĐ 22, biết Người viết sặ́p đổi về Cần Thơ, ông bảo ” Mày ở lại với tao tao để mày làm TrưởngTy Tài Chánh. Quý vị ai cũng  biết chức vụ này là  chuột sa hũ nếp. ” Dạ cám ơn Đại tá. Đại tá thì tôi hợp nhưng ông Phó của Đại tá thì không”. Ngày làm đám cưới với một người ở Phương Nghĩa theo chân các sư huynh Trần công Hàm, Trần Huyền Thanh, Phạm ĐìnhThăng, Lê Văn Minh đồng làm rễ Kon Tum, người viết đã không mời Phó Khoa. Hôm rời Kon Tum, người viết chỉ đến thăm bà Phó Khoa để từ giã, ra đi khỏi chào ông Phó. Anh Tiếc sau đó đã rời Kon Tum trước.

 2- Trường hợp 2: Vào tháng 7 năm 1973 sau khi được Tỉnh trưởng dạy dỗ về quản lý tiền Tỵ Nạn CS, người viết đã xin anh Phó Tỉnh Nguyễn Vịnh K6 cho đi bất cư ́nơi nào. Chánh Văn Phòng lên đầu máy ” Nay Phó đảo Côn Sơn trống đang cần một Đốc sự hạng III, NV đã được thăng Đốc sự hạng III  đầu năm 1973. Có đi không thì công điện cho biết ngay. May nhờ thuộc loại yêu tóc mây “Sơ vơ” nghe lời vợ bàn ” Nay ở đất liền mà cũng không có được một ngày về thăm nhà ra đảo thì làm sao mà biết ngày nào được về đất liền thăm cha mẹ. ” Anh Tôn Thất Sỹ K 9 đã ra đảo thay anh Lê Văn Cẩn K10. Sau ngày 30/4/1975 anh Sỹ đã cùng trên 70 người đã bị VC đập đầu chết.

3- Đồng môn khóa 17 ra trường ngày 20/12/ 1972 cứ cho là sau 3 năm anh đã lên Phó đốc sự hạng I  ngày 20/12/ 1975 mới đủ thâm niên 3 năm, thì đầu năm 1976 mới Phó đốc sự hạng I ?.  Lúc ấy theo nhận định của người viết: đồng môn K17 này mới ở trật Phó ĐS hạng II. Mà cho dù anh ta tài giỏi được đặc cách lên Đốc sự hạng III thì theo người viết cũng chưa đủ điều kiện làm Phó Tỉnh. Có lẽ bộ Nội vụ đã ê càng vì đã có quá nhiều khóa sau chỉ huy các khóa đàn anh, xem trái tai gai mắt quá nên đã ra quy định theo người viết là phải Đốc sự hạng II mới đủ tiêu chuẩn để làm Phó Tỉnh. Việc này xin thỉnh thị ý kiến anh Nguyễn Quý Thành K 11 là Chánh Sở Nhân Viên, bộ Nội vụ sau cùng.

Trường hợp chức vụ Phó Tỉnh được ký bằng Sự Vụ Lệnh của Tỉnh Trưởng trong lúc ông Phó phải bỏ tỉnh về Sài Gòn chờ Chánh Sở Nhân Viên bộ Nội vụ xác định bằng một Nghị Định mà cũng hãnh diện phổ biến trên diễn đàn CSV/QGHC. Các Phó Cối cũng thường ký Sự Vụ Lệnh Công tác cho các Thiếu Tá phụ tá NDTV quận vậy phải không quý đồng môn. Nếu theo đúng những điều kiện như trên thì người viết cũng lấy làm xót thương cho đồng môn làm Phó Tỉnh bằng Sự Vụ Lệnh mà ở̉ tù còn dài năm hơn là các Phó Tỉnh chuyên nghiệp.

Tương Lai của Cựu sinh viên QGHC

Sau khi  Nguyễn Cao Kỳ làm thủ  tướng, Học viện QGHC được đổi thành trường QGHC. Thành lập Học viện Cảnh Sát QG. Ở cấp xã các quận trưởng được lịnh ủng hộ các sĩ quan cấp đại uý ra ứng cứ hội đồng xã, và chỉ thị Phó quận tham dự cuộc bầu cử chỉ đạo Hội đồng Xã phải bầu cho các sĩ quan vào chức vụ Xã trưởng. Sau khi các sĩ quan đã làm xã trưởng thì Phó quận phải có nhiệm vụ hướng dẫn và huấn luyện cấp tốc về chức vụ trách nhiệm điều hành guồng máy hành chánh xã.

Trong một cuộc họp với các TrungTâm Trưởng Bình Định Phát Triển 4 vùng vào năm 1972, chỉ có một sư huynh đồng khóa 12 ĐS làm TrungTâm Trường, chức vụ này ở các tỉnh khác thường là các Thiếu Tá. Trong buổi họp Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư lệnh vùng I  đã đề nghị lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: ” các chức trưởng ty trong toà hành chánh tỉnh nên giao cho các Thiếu Tá. “

Năm 1974 ở quận Thuận Trung tỉnh Phong Dinh, đã có một trung uý ĐPQ vừa được bầu vào chức vụ xã trưởng, và mới được phó quận huấn luyện về vai trò trách nhiệm làm xã trưởng, nay được chỉ định từ trung ương ra ứng cử dân biểu để thay thế dân biểu gia nô cũ kém văn hóa.Trong buổi họp để vận động với cử tri có sự hiện diện của phó quận, ứng cử viên dân biểu này đã có thái độ và lời nói xem thường phó quận vì biết rằng ngày bầu phiếu phó quận phải làm sao cho mình được đắc cử.

Tư cách của các Tướng lãnh Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ Tướng nền  đệ II  VNCH.

Chính quyền dân sự được thành lập từ thời lập quốc Ngô Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn  qua nhiều thế kỷ luôn luôn đựơc người dân Việt kính trọng. Trong thời đệ I cộng hoà, tổng thống Ngô đình Diệm đã cho thành lập học viện QGHC để các cựu sinh viên về địa phương giữ những chức vụ tỉnh, quận trưởng. Có những quận, quận trưởng chỉ là thư ký hành chánh nhưng rất được người dân kính trọng vì đạo đức quản trị của các viên chức này. Sau khi quân đội nắm chính quyền. Năm 1971 ở tỉnh Kon tum cũng như khi về tỉnh Phong Dinh năm 1974 người viết đã chứng kiến nhiều chuyện mất đạo đức và uy tín cai trị của các quận trưởng quân sự. Biết nước sẽ mất  Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Kỳ hứa ở lại chiến đấu lại nuốt lời bỏ nước ra đi. Tổng thống dân sự Trần văn Hương ở lại với dân miền Nam. Phó tổng thống, thủ tướng Nguyễn cao Kỳ vì tiền đã về Việt Nam phục vụ cho Viêt cộng. Những tướng lãnh này đã làm mất đi giá trị cao quý của chính nghĩa VNCH. Ở Mỹ tướng Nguyễn Khánh đã làm quốc trưởng, tướng Tôn Thất Đính làm bộ trưởng quốc phòng cho chính phủ lâm thời Nguyễn Hữu Chánh .

Kết luận :  Nếu miền Nam chưa mất vào tay Việt cộng thì ở các cấp Tỉnh, Thị các chức vụ Trưởng Ty đều là Thiếu Tá. Ra trường QGHC cũng sẽ chỉ làm Phó cho các Thiếu Tá  trửởng ty. Ở Xã thì các Đại úy hoặc Thiếu Tá làm xã trưởng, tốt nghiệp trường QGHC sẽ làm Phó Xã Hành Chánh. Dân biểu sẽ là các sĩ quan, Hội đồng Tỉnh sẽ là các sĩ quan, v.v.v… Lực Lượng Cảnh Sát đã quân sự hóa. Học Viện CSQG đã đào tạo ra trường các khóa 1, 2, 3 mang quân hàm Đại uý, các khóa sau thì Thiêú uý để chuẩn bị quản lý miền Nam quân sự hóa đồng hành với cảnh sát hóa. Tổng quát là ở tất cả mọi nghành chuyên môn các chức vụ chỉ huy đều là sĩ quan quân đội cho chính quyền quân sự dễ chỉ huy và quản trị.

Dưới nhãn quan của những người hiểu biết, chính sách người Mỹ đã dùng quân đội để cai trị miền Nam. Sau khi giết TT NĐDiệm vào ngày 1/11/ 1963 vào năm 1965 chính phủ Mỹ đã đưa hơn 500.000 quân Mỹ vào Miền Nam làm cho chính nghĩa chống cộng bị mất chính nghĩa. Tất cả các kho vũ khí khổng lồ, tàu bay tàu chiến , chiến xa còn tồn đọng từ trong Thế chiến thứ II đã được đưa vào chiến tranh Việt  Nam thanh thỏa tiền nợ hàng tỷ mỹ kim cho các nhà tư bản sản xuất khí cụ chiến tranh. Vũ khí kém hiệu năng so với vũ khí tối tân hiện đại của Cộng sản Nga Tàu thì trước sau gì miền Nam cũng sẽ mất do Mỹ bỏ rơi sau khi bắt tay được với Trung cộng.

Ngày 30/4/ 1975 miền Nam mất những người đau buồn nhất có thể là giới sĩ quan và muôn vàn đau khổ đã để lại cho cô nhi quả phụ, tổ phụ, thương phế binh và nhân dân miền Nam. Sau một thời gian bị CS hành hạ tù đày ở những nơi rừng thiêng nước độc. Đã có rất nhiều con số lên đến hàng vạn người quân dân cán chính miền Nam đã gửi thân xác vĩnh viễn ở các traị tù “Mất Nước”, có nhiều người phải chịu đến 20 năm mới được ra tù. Gần như hầu hết các sĩ quan và dân chính đều được các chính quyền và người dân Mỹ sau này cứu giúp. Đa số con cháu họ nay đã thành đạt. Tất cả nay đã được hưởng cuộc sống an lành, nơi tha phương lưu vong của kiếp người nhược tiểu.Trong tâm luôn mong cầu cho quê hương dân tộc được vui hưởng cảnh thanh bình thịnh trị như sấm Trạng Trình đã lưu lại trong sách Tử vi xuất bản vào năm 1972 ” Rồi đây người Việt Nam sẽ hồi đầu cố tổ lập nên một Việt Nam ngũ bách niên  (500 năm) xuân thái .

Thống nhất đoàn kết các đảng phái chánh trị, phong trào yêu nước thành một khối duy nhất lấy Dân Tộc VN  làm trọng điểm. Cùng nhau trong nước và hải ngoại đồng tâm nhất trí bằng moị cách để nắm lấy chánh quyền thực thi ” chánh quyền làm theo lòng dân là thực thi dân chủ thay vì chánh quyền bắt dân phải làm theo chánh quyền mà chánh quyền do đảng cộng sản độc tôn cai trị là chế độ độc tài đảng trị ” Đảng cử dân bầu “, đã và đang cai trị không có đạo đức vì đã bán đứng VN cho Tàu Cộng qua hội nghi Thành Đô vào năm 1990.

Nay kính,

Tôn Thất Hùng
Grand Rapids , Michigan
14/12/2022

Leave a comment